Toàn cảnh ga Đà Lạt
Ga Đà Lạt ở đâu?
Nhiều người cứ lầm tưởng ga đà lạt nằm ở cách xa thành phố nhưng không, nó lại nằm cách trung tâm đà lạt chỉ 2,5km.
Địa chỉ:
Nhà ga Đà Lạt có địa chỉ tại số 1 đường Quang Trung thuộc phường 10 thành phố Đà Lạt.
Đường đi:
Cũng giống các địa điểm du lịch Đà Lạt khác nằm ở gần trung tâm thì việc đi đến nhà ga cổ này khá dễ dàng. Bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn sau:
- Từ chợ Đà Lạt bạn đi theo các con đường sau là tới.
- Đi qua cầu Ông Đạo => đường Trần Quốc Toản hướng ra Quảng Trường Lâm Viên
- Tới đường Yersin => Đường Nguyễn Trãi => đường Quang Trung là tới.
Số điện thoại:
Nếu có gì thắc mắc về nhà ga này bạn có thể gọi theo số02633.834.409
Vé vào ga Đà Lạt:
Sau nhiều năm cho tham quan miễn phí hiện nay ga đà lạt đã áp dụng giá vé vào cổng là 10.000đ/người.
Giờ mở cửa:
Nếu quyết định đến đây tham quan bạn nên đến từ lúc 8h sáng nhé. Buổi chiều đóng cửa là 16h30.
Khách check in ở Ga
Quá trình xây Ga Đà Lạt
Nhà ga được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ 20 . Được hai kỹ sư nổi tiếng bậc nhất thời đó thiết kế là Moncet và Reveron.
Tổng số tiền để xây dựng là 200.000 france do nhà thầu Việt Nam Võ Đình Dung thi công.
Nhà Ga Đà Lạt năm 1939
Kiến trúc:
Ga được thiết kế có hình dáng như núi Lanbiang huyền thoại. Có nhiều dài là 66,5m chiều ngang là 11,4m và chiều cao 11m. Kiến trúc này được cho là giống với các nhà ga được xây ở Pháp thời điểm đó.
Chiều dài của toàn tuyến Ga xe lửa Đà Lạt ngày đó là 84km. Do toàn đồi núi cao và hiểm trở cùng đi xuyên qua 5 hầm nên nó phải sử dụng đường ray và đầu máy kéo răng cưa trong khoảng 16km.
Phải nói luôn là tuyến đường bằng răng cưa này là độc đáo bậc nhất thế giới vào thời điểm đó.
Du khách chup hình tại Ga Đà Lạt
Các giai đoạn thi công toàn tuyến:
Nhà ga bắt đầu xây dựng từ 1893 đến 1913:
- Đoạn đầu tiên Từ Tháp Chàm thuộc Ninh Thuận ngày nay đến Tân Kỳ, 41 km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- Giai đoạn 2 từ năm 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha
- Giai đoạn 3: 1928 từ Sông Pha đến Eo Gió
- Giai đoạn 4: 1929 từ Eo Gió đến Đơn Dương
- Giai đoạn 5: 1930 từ Đơn Dương đến Trạm Hành
- Giai đoạn cuối: 1933 từ Trạm Hành đến Đà Lạt
Sau khi hoàn thành thì ngày đó có 3 chuyến đi Đà Lạt được lăn bánh hàng ngày đó là:
- Tháp Chàm – Đà Lạt – Nha Trang
- Tháp Chàm – Đà Lạt – Sài Gòn
- Tháp Chàm – Đà Lạt
Tham quan Ga Đà Lạt
Đến ga Đà Lạt điều gì sẽ thu hút bạn. Đầu tiên bạn nên biết nhà ga này là nhà ga cao nhất Việt Nam 1500m so với mực nước biển. Cùng với ga Hải Phòng thì nhà ga này còn là nhà ga cổ kính nhất nữa đấy.
Khách chụp hình cực chất tại Ga Đà Lạt
Ga đà lạt hiện nay thu hút rất nhiều bạn trẻ đến tham quan, nhất là sau hàng loạt MV Đi để trở về của Soobin Hoàng Sơn.
Ngoài vào ngắm nhìn các đầu máy xe lửa cổ bạn còn có thể tham khảo hành trình sau:
Giờ khởi hành Ga Đà Lạt đi Trại Mát:
Nhiều người cứ tưởng Ga đà lạt ngày nay không còn hoạt động. Cũng đúng đó là nó không còn đi tới bất cứ nhà ga nào khác của Việt Nam. Mà chỉ hoạt động một đoạn ngắn khoảng 7km phục vụ khách du lịch đà lạt.
Trong 1 ngày sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ Đà Lạt đi Trại Mát
- Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15
- Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20
- Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25
- Chuyến thứ 4: 14h => 15h30
- Chuyến cuối: 16h5=> 17h35
Giá vé ga đà lạt đi trại mát
- Đối với khách Việt Nam giá là: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi và 100.000đ đối với vé 1 chiều
- Đối với khách Nước Ngoài là: 170.000đ vé khứ hồi và 150.000đ vé 1 chiều
Đối với vé 1 chiều chỉ áp dụng cho đoàn 10 người trở lên, bạn nên gọi số điện thoại của ga để biết thêm chi tiết.
Đường đi đến Trại Mát quý khách có thể tham quan thêm chùa mảnh chai, ngồi trên Tàu bạn có thể ngắm cảnh tuyệt đẹp nhất là vào mùa hoa dã quỳ nở và hoa anh đào tàu chạy nhẹ nhàng và rất êm.
Ga Đà Lạt là điểm chụp hình cưới của nhiều cặp đôi